Mụn ở nách có thể là một vấn đề khá phổ biến và gây khó chịu cho nhiều người. Dù không phải là vị trí mụn thường xuyên được quan tâm, nhưng mụn ở nách cũng có thể ảnh hưởng đến sự tự tin và thoải mái trong các hoạt động hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách xử lý mụn ở nách, hãy cùng Quincy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân nổi mụn ở nách
Mụn ở vùng nách có thể xuất hiện với nhiều triệu chứng khác nhau như cục mụn cứng gây đau nhức và khó chịu, ngứa quanh khu vực mụn, mụn có thể chứa dịch vàng hoặc mủ, và có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành từng đám.
Có một số nguyên nhân chính dẫn đến mụn ở vùng nách:
- Cọ xát quá nhiều: Vùng nách thường xuyên tiếp xúc và cử động, dẫn đến ma sát và cọ xát quá mức trên da. Việc mặc quần áo bó sát hoặc chất liệu không thấm mồ hôi có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn ở vùng nách.
- Lông mọc ngược: Sử dụng dao cạo hoặc nhíp nhổ lông nách có thể gây tổn thương da và gây viêm nang lông hoặc lông mọc ngược. Lông mọc ngược có thể gây mụn sưng đỏ, viêm, ngứa, đau nhức và có thể chảy dịch.
- Viêm nang lông: Viêm nang lông ở vùng nách cũng có thể gây nổi mụn. Ban đầu, tình trạng này có thể là các mụn có màu trắng, đỏ,… nhưng sau đó phát triển thành vết rất khó lành. Viêm nang lông có thể gây ngứa rát, sưng, mụn nước chứa mủ và trong một số trường hợp có thể gây sẹo.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: Viêm da tiếp xúc là tình trạng phát ban do dị ứng gây ra. Nếu bạn bị viêm da tiếp xúc ở nách, triệu chứng sẽ là ngứa rát và nổi mụn ở vùng da bị dị ứng.
- Nhiễm trùng nấm men: Vùng dưới nách dễ ẩm ướt do đổ mồ hôi thường xuyên. Nếu vùng da này luôn ẩm ướt, nấm men có thể phát triển và gây nhiễm trùng. Triệu chứng thường gặp là mụn đỏ hoặc mụn chứa mủ xuất hiện dưới vùng nách.
- Viêm tuyến mồ hôi mủ: Viêm tuyến mồ hôi mủ có thể gây mụn ở vùng nách. Bệnh nhân có thể tiết dịch có mùi hôi, gây khó chịu và mất tự tin, và tình trạng mụn có thể lan rộng và gây nhiễm trùng nếu không được xử lý đúng cách.
Xem thêm: Khám phá cách trị mụn bằng rau diếp cá
Nổi mụn ở nách có nguy hiểm không?
Phần lớn những trường hợp nổi mụn ở nách đều không nguy hiểm và có thể điều trị tại nhà. Một số trường hợp nghiêm trọng thì cần phải phẫu thuật hút mủ hoặc thực hiện một số thủ thuật khác để có thể điều trị dứt điểm tình trạng bệnh, phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, bạn cần đến khám và điều trị nếu vùng da dưới nách gặp phải những triệu chứng như sau:
- Sưng hạch bạch huyết.
- Mụn to, cứng và gây đau nhức nghiêm trọng đối với người bệnh.
- Mụn có thể mọc theo từng đám và ngày càng có xu hướng lan rộng.
- Bệnh nhân có thể kèm theo sốt.
Điều trị sớm chính là cách phòng ngừa tốt nhất những biến chứng của bệnh.
Xem thêm: Mụn ở tai có nguy hiểm không?
Cách điều trị tình trạng mụn ở nách
Điều trị tại nhà
- Tuyệt đối bạn không nên nặn mụn để tránh xảy ra tình trạng viêm tại những vùng da bị tổn thương do mụn.
- Chườm nóng sẽ làm tăng tuần hoàn máy đến vùng da bị mụn, giúp làm giảm tình trạng sưng tấy. Lưu ý, bạn không nên chườm quá nóng để tránh gây tổn thương da.
- Sử dụng tinh dầu tràm để diệt khuẩn, giảm tình trạng nổi mụn ở nách. Hãy nhớ làm sạch vùng da để tránh gây kích ứng.
- Sử dụng kèm thuốc uống, kem bôi theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để tránh gặp phải những rủi ro cho sức khỏe của bạn.
Điều trị tại cơ sở y tế
Đối với những trường hợp nổi mụn ở nách sưng to, có mủ hay do các bệnh lý liên quan. Nếu bạn điều trị tại nhà hay sử dụng thuốc không có tác dụng. Bạn nên ghé thăm cơ sở y tế gần nhất để điều trị dứt điểm tình trạng này.
Các bác sĩ hay nhân viên y tế có chuyên môn sẽ tiến hành hút mủ để điều trị ổ viêm trong điều kiện vô trùng. Nhờ đó mà có thể khắc phục được tình trạng mụn viêm.
Xem thêm: Bật mí cách trị mụn cóc tại nhà bạn không nên bỏ qua
Tóm lại
Tổng kết lại, mụn ở vùng nách phần lớn không nguy hiểm và có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng, cần tới bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Điều quan trọng là kiên nhẫn và kiểm soát tình trạng mụn để có làn da khỏe mạnh và tự tin.
Pingback: 20 Cách làm hết mụn đơn giản, an toàn và dễ thực hiện
Pingback: Phương pháp điều trị mụn sưng không nhân hiệu quả
Pingback: Trị mụn mông: Chia sẻ nguyên nhân và 7 cách điều trị hiệu quả